Hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang chủ động nâng cao chất lượng tín dụng chính sách để giảm nghèo bền vững

ThS.Trần Trọng Triết 22/07/2023 10:07

Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo, đồng thời khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh An Giang đã chủ động đẩy mạnh nâng cao chất lượng tín dụng chính sách để giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả lồng ghép chương trình giảm nghèo bền vững

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương về công tác giảm nghèo, trong thời gian qua Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang đã tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp giảm nghèo, đem lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, đến cuối năm 2022 toàn tỉnh An Giang còn 14.872 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 2,81% (giảm 1,01% so với đầu năm); 3.161 hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm tỉ lệ 11,70%/tổng số hộ DTTS (giảm 3,15% so với đầu năm); 24.370 hộ chiếm tỉ lệ 4,61% (giảm 1,32% so với đầu năm).

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, về hộ nghèo đầu năm 2022 (số liệu đầu kỳ) toàn tỉnh có 20.129 hộ nghèo, tỉ lệ 3,82%, đến cuối năm số hộ nghèo còn 14.872 hộ, chiếm tỉ lệ 2,81% (giảm 1,01% so với đầu năm), đạt kế hoạch đề ra. Hộ nghèo là người DTTS đầu năm 2022 toàn tỉnh có 4.026 hộ, chiếm tỉ lệ 14,85%/tổng số hộ DTTS, đến cuối năm 2022 còn 3.161 hộ, chiếm tỉ lệ 11,70%/tổng số hộ DTTS, giảm 3,15% so với đầu năm. Tỉ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm 2,20%, từ 10,85% xuống còn 8,65%.

Về hộ cận nghèo đầu năm 2022 có 31.288 hộ, chiếm tỉ lệ 5,93%, đến cuối năm 2022 giảm còn 24.370 hộ, chiếm tỉ lệ 4,61% (giảm 1,32% so với đầu năm). Năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh dự kiến giảm 1%; tỉ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 3%/năm; tỉ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm 2%/năm.

Đáng chú ý, để tạo sinh kế cho người nghèo, cận nghèo để thoát nghèo,   tỉnh đã tổ chức triển khai 5 mô hình giảm nghèo, cho 120 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia với kinh phí giải ngân là 826,47 triệu đồng (thực hiện trong năm 2022). Năm 2023, tỉnh được phân bổ 34,348 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 31,226 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh: 3,122 tỷ đồng, tỉnh lựa chọn triển khai thực hiện 104 mô hình giảm nghèo, cho 1.670 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ dân trên địa bàn huyện nghèo tham gia, cuối năm 2023 sẽ hoàn thành giải ngân vốn theo quy định. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh triển khai khai 63 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hỗ trợ cho 972 đối tượng gia dự án (hộ nghèo 411, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo là 561 hộ) với tổng kinh phí 22.708 triệu (gồm vốn 2022 và 2023)… Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đã triển khai xây dựng 386/493 hộ; trong đó, xây mới 370 căn; sữa chữa 16 căn, đã giải ngân được 3,018 tỷ đồng, đạt 14,19% kế hoạch vốn.

Đẩy mạnh các chính sách giảm nghèo thường xuyên và chủ động nâng cao chất lượng tín dụng chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Thời gian qua, NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kết quả  đến 30/6/2023, tổng nguồn vốn đạt 4.396,43 tỷ đồng, tăng 262,61 tỷ đồng so với cuối năm 2022, tỉ lệ tăng trưởng là 6,35% so với năm 2022. Về nguồn vốn huy động được trung ương cấp bù lãi suất đạt 573,23 tỷ đồng, tăng 31,35 tỷ đồng so với năm 2022, đạt tỉ lệ tăng trưởng là 5,78% so với cuối năm 2022, bao gồm vốn huy động từ tiền gửi tổ chức, cá nhân đạt 149,92 tỷ đồng, giảm 14,8 tỷ đồng so với năm 2022, tỉ lệ giảm là 8,98% so với năm 2022. Tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đạt 423,31 tỷ đồng, tăng 46,15 tỷ đồng so với năm 2022, tỉ lệ tăng trưởng là 12,23% so với năm 2022.

Về nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 là 294,59 tỷ đồng, tăng 48,95 tỷ đồng đạt 163,17% kế hoạch giao năm 2023. Trong đó, vốn tỉnh nhận là 184,56 tỷ đồng, tăng 30,75 tỷ đồng so với năm 2022; vốn huyện nhận là 110,03 tỷ đồng, tăng 18,20 tỷ đồng so với năm 2022.

Có được nguồn vốn NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngay từ những ngày đầu năm. Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang đã ban hành văn bản số 22/NHCS-KHNV ngày 06/01/2023 về việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng 2% so với 31/12/2022. Tăng dư nợ các chính sách cho vay ưu đãi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang đã kịp thời triển khai phân giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các Phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã, thành phố để tổ chức thực hiện. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ tập trung ở một số chương trình tín dụng cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh số cho vay đạt 615,22 tỷ đồng, với 18.171 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, so với cùng kì năm 2022, doanh số cho vay giảm 104,8 tỷ đồng, tỉ lệ giảm 14,55%. Tổng doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 354,67 tỷ đồng, so với cùng kì năm 2022, doanh số thu nợ giảm 61,74 tỷ đồng, tỉ lệ giảm 14,82%. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 4.387,93 tỷ đồng, tăng 257,35 tỷ đồng, tỉ lệ tăng 6,23% so với cuối năm 2022, với 150.721 hộ còn dư nợ. Dư nợ nguồn vốn trung ương đạt 4.136,98 tỷ đồng, tăng 236,92 tỷ đồng so với cuối năm 2022; dư nợ nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 250,95 tỷ đồng, tăng 20,42 tỷ đồng so với năm 2022.

Để tiếp tục chủ động củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các ban, ngành, chính quyền các cấp tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, đồng thời, thực hiện tốt công tác đôn đốc, thu hồi, xử lí, quản lí nợ, phòng ngừa nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động. Tiếp tục thực hiện công tác củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng của các Phòng giao dịch.

Đến ngày 30/6/2023, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 150,79 tỷ đồng, tỉ lệ 3,44%, tăng 4,88 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó, nợ quá hạn là 25,24 tỷ đồng, tỉ lệ 0,58%, tăng 3,46 tỷ đồng so với năm 2022. Có 8/11 đơn vị tăng nợ quá hạn, trong đó một số đơn vị tăng cao như: Tịnh Biên tăng 1,68 tỷ đồng, Châu Thành tăng 0,78 tỷ đồng, Tri Tôn tăng 0,65 tỷ đồng)... Nợ khoanh là 125,56 tỷ đồng, tỉ lệ 2,86%, tăng 1,42 tỷ đồng so năm 2022. Có 6/11 đơn vị tăng, trong đó một số đơn vị tăng cao như Châu Đốc tăng 1,10 tỷ đồng, Châu Phú tăng 0,78 tỷ đồng...

Đáng chú ý, đến 30/6/2023, chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH chi nhánh tỉnh đạt 94,42 điểm, xếp loại tốt. Trong đó, có 11/11 Phòng giao dịch xếp loại tốt chiếm 100%. Một số Phòng giao dịch có điểm đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cao so với bình quân NHCSXH chi nhánh tỉnh: Chợ Mới (97,40 điểm); Phú Tân (96,44 điểm); Thoại Sơn (95,89 điểm);... Các Phòng giao dịch có điểm đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thấp hơn so với bình quân NHCSXH chi nhánh tỉnh là Tịnh Biên (86,65 điểm); An Phú (91,48 điểm); Châu Đốc (92,74 điểm)…

Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu Đề án Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động (CCNCCLHĐ), chất lượng tín dụng (CLTD) giai đoạn 2022 - 2025 đến 30/6/2023, trong 6 tháng đầu năm 2023, chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH chi nhánh tỉnh đạt 94,42 điểm, giảm 0,41 điểm so với năm 2022. Nếu làm phép tính so sánh thì so với định hướng năm 2023 được Ban chỉ đạo phê duyệt riêng cho NHCSXH chi nhánh tỉnh đạt 10/10 chỉ tiêu: tỉ lệ thu nợ gốc đến hạn 87,50% (định hướng 84,9%); tỉ lệ thu lãi đạt 99,81% (định hướng 99,7%); tỉ lệ số tiền thu lãi trong 6 tháng đầu năm 2023 của các món vay được giải ngân từ khi thực hiện Phương án, Đề án 100,43% (định hướng 98,7%); tỉ lệ số món vay thu đủ lãi trong 6 tháng đầu năm 2023 của các món vay được giải ngân từ khi thực hiện Phương án, Đề án 98,85% (định hướng 98,7%); tỉ lệ nợ quá hạn 0,58% (định hướng 0,65%); chất lượng hoạt động giao dịch xã 96,73 điểm (định hướng 95,5 điểm); chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đạt 90,48 điểm (định hướng 87,37 điểm); tỉ lệ tổ viên phát sinh gửi tiền hàng tháng 85,42% (định hướng 56,9%); tỉ lệ tổ viên có nợ khoanh phát sinh tiền gửi tổ viên hàng tháng 23,98% (định hướng 20%); tỉ lệ thu nợ khoanh 5,98% - định hướng từ 5% trở lên. Còn chất lượng hoạt động tín dụng cấp huyện (10 Phòng giao dịch và Hội sở tỉnh): 11/11 đơn vị xếp loại tốt, chiếm 100%. Không thay đổi so với năm 2022. Chất lượng hoạt động tín dụng cấp xã (156 đơn vị cấp xã): 135 xã xếp loại tốt (chiếm 86,54%), 15 xã xếp loại khá (chiếm 9,62%), 6 xã xếp loại trung bình (chiếm 3,84%), không có xã xếp loại yếu. So với năm 2022, giảm 09 xã tốt, tăng 4 xã khá, tăng 5 xã trung bình.

Về chất lượng hoạt động tổ TK&VV bình quân của chi nhánh đạt 90,48 điểm, tăng 0,03 điểm so với năm 2022. Đạt chỉ tiêu định hướng chung tại văn bản số 10554/CV-BCĐ (85 điểm), đạt định hướng ban chỉ đạo phê duyệt cho chi nhánh năm 2023 (87,37%). So với năm 2022, 5/11 đơn vị Phòng giao dịch tăng điểm; 6/11 đơn vị Phòng giao dịch giảm điểm. So với điểm bình quân Tổ TK&VV của chi nhánh, một số đơn vị đạt cao (Phòng giao dịch Chợ Mới 94,82 điểm, Phú Tân 94,09điểm); một số đơn vị đạt thấp (Phòng giao dịch Tịnh Biên 85,68 điểm, Châu Thành 88,50 điểm).

Tổng số Tổ TK&VV của toàn chi nhánh đến 30/6/2023 là 3.159 tổ: tổ xếp loại tốt là 2.411 tổ, chiếm tỉ lệ 76,32%; tổ xếp loại khá là 514 tổ, chiếm tỉ lệ 16,27%, tổ xếp loại trung bình là 224 tổ, chiếm tỉ lệ 7,09%; tổ xếp loại yếu là 10 tổ, chiếm tỉ lệ 0,32%. So với 31/12/2022, về xếp loại tổ, chi nhánh đã giảm 27 tổ tốt, giảm 07 tổ khá, tăng 17 tổ trung bình và tăng 03 tổ yếu.

Giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Về nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023, NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW;văn bản số 258-CV/TU ngày 23/9/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 04/5/2022 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1630/QĐ-TTg.

Thứ hai, tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch dư nợ các chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Tổng Giám đốc giao năm 2023 đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng; đặc biệt đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội; nâng mức cho vay các chương trình, đảm bảo đầu tư vốn hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; từng bước nâng mức dư nợ bình quân/hộ.

Thứ ba, triển khai công văn số 4777/NHCS-KHNV ngày 20/6/2023 về việc xây dựng Kế hoạch tín dụng năm 2024 và giai đoạn 2024 - 2026 đảm bảo sát nhu cầu thực tế, khả năng thực hiện của đơn vị;

Thứ tư, chủ động thường xuyên rà soát đối với hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú để kịp thời có giải pháp quản lí và xử lí nợ. Theo đó, NHCSXH nơi cho vay thường xuyên hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và đảm bảo việc nhập thông tin hộ vay chính xác lên hệ thống thông tin báo cáo làm cơ sở khi kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Báo cáo kịp thời chính quyền địa phương các hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú đến cư trú tại địa phương để hỗ trợ trong việc quản lí và xử lí nợ theo từng trường hợp cụ thể.

Thứ năm, chuẩn bị tốt cho công tác xử lí nợ bị rủi ro đợt 2 năm 2023 theo văn bản số 10573/NHCS-QLN ngày 30/12/2022 của Tổng Giám đốc và văn bản số 67/NHCS-KHNV ngày 07/02/2023 về việc triển khai công tác xử lí nợ bị rủi ro của Giám đốc Chi nhánh tỉnh. Rà soát các khoản nợ khoanh hết hạn nguồn vốn địa phương, phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh xử lí nợ bị rủi ro kịp thời.

Thứ sáu, tiếp tục rà soát nhu cầu vốn đối với chương trình cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để tham mưu chuyển nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh năm 2024 và giai đoạn năm 2024-2026;

Thứ bảy, tham mưu kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH và chương trình hành động về triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh;

Thứ tám, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đồng bộ các giải pháp CCNCCLHĐ, CLTD theo Đề án được duyệt, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đặc biệt là với chương trình nhà trả chậm trong cụm, tuyến dân cư vượt lũ, nhà ở hộ nghèo. Ban chỉ đạo CCNCCLHĐ, CLTD tỉnh tiếp tục tập trung nhân lực, vật lực cho 2 đơn vị có CLHĐ, CLTD còn nhiều hạn chế là An Phú và Tân Châu. Tập trung thực hiện nâng chất hoạt động tín dụng cấp xã; tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV và phấn đấu đến cuối năm 2023 không còn xã xếp loại Trung bình và Tổ yếu kém;

Thứ chín, tiếp tục phối hợp Ban dân tộc, chính quyền địa phương và các ngành liên quan tổ chức thực hiện Quyết định Kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Thứ mười, tham mưu lãnh đạo đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp xử lý các vướng mắc, tồn đọng chương trình nhà trả chậm trong cụm, tuyến dân cư vượt lũ; Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh trình sửa đổi Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về cho vay xuất khẩu lao động theo hướng cho vay 100% chi phí đi lao động ở nước ngoài./.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang chủ động nâng cao chất lượng tín dụng chính sách để giảm nghèo bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO